Hà Nam từng bước phát triển, hoàn thiện hạ tầng số

Hạ tầng số bao gồm hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và hạ tầng trung tâm dữ liệu. Xác định đây là nền tảng quan trọng quyết định sự thành công của quá trình CĐS, thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông minh mới cho hạ tầng cáp quang để đáp ứng băng thông cho phát triển kinh tế số, xã hội số. Chẳng hạn, tại Viễn thông Hà Nam (VNPT Hà Nam), vai trò dẫn dắt CĐS của doanh nghiệp đã được khẳng định thông qua việc doanh nghiệp chủ động tham gia các chương trình CĐS trên địa bàn tỉnh; tích cực xây dựng nền tảng CĐS cho chính quyền, doanh nghiệp; xây dựng hệ sinh thái số cho các ngành: y tế, giáo dục, tài nguyên môi trường, thuế, hải quan, nông nghiệp…

Hà Nam nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số

Điển hình là hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hệ sinh thái Chính phủ điện tử; kết nối Cổng Dịch vụ công tỉnh Hà Nam lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; triển khai hệ thống quản lý văn bản điều hành VNPT-eOffice và chữ ký số cho cơ quan chính quyền các cấp; triển khai giải pháp phòng họp không giấy VNPT – eCabine; giải pháp du lịch thông minh; triển khai hệ sinh thái Vn Edu cho ngành giáo dục; phần mềm quản lý khám, chữa bệnh VNPT- His cho 100% cơ sở y tế trong tỉnh; triển khai hệ sinh thái các sản phẩm giúp doanh nghiệp số hóa mọi giao dịch và CĐS hoạt động quản trị doanh nghiệp, gồm các dịch vụ như ký số từ xa, hợp đồng điện tử, quản trị doanh nghiệp toàn diện, phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hệ thống quản trị nhân lực, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt…

Tương tự, là một trong những doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông tin lớn trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Viettel Hà Nam cũng dành nhiều nguồn lực đầu tư để từng bước hoàn thiện hạ tầng số phục vụ tiến trình CĐS của tỉnh. Cụ thể, doanh nghiệp đã đầu tư triển khai thương mại hóa công nghệ siêu băng rộng 5G, tạo ra hạ tầng kết nối IoT rộng khắp, tạo thuận lợi cho hoạt động truy cập mạng internet và các giao dịch mua – bán, thanh toán của người dân.

Nhân viên Viettel Hà Nam hướng dẫn các tiểu thương tại chợ Bầu, thành phố Phủ Lý tạo tài khoản, sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh: Hân Hân

Ông Nguyễn Duy Tuấn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông khẳng định: Hạ tầng số của tỉnh đang từng bước được hoàn thiện để phục vụ CĐS. Trong thời gian tới, sở tiếp tục làm việc với doanh nghiệp viễn thông để nâng cao chất lượng hạ tầng viễn thông; đồng thời tham mưu với tỉnh huy động nguồn lực, quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng số tạo nền tảng cho CĐS toàn diện trên các lĩnh vực. Phấn đấu đến năm 2025 sẽ triển khai Trung tâm Dữ liệu phục vụ CĐS theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây đạt tiêu chuẩn và kết nối với nền tảng điện toán đám mây Chính phủ; triển khai các nền tảng số dùng chung, như: nền tảng bản đồ số; địa chỉ số gắn với bản đồ số; nền tảng số quản trị tổng thể, thống nhất toàn tỉnh phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước; nền tảng giám sát trực tuyến phục vụ công tác quản lý nhà nước; nền tảng trợ lý ảo; duy trì hoạt động hiệu quả Trung tâm Giám sát điều hành thông minh tỉnh, là nơi cung cấp số liệu trực quan, chính xác, kịp thời phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; đầu tư nâng cấp, mở rộng hơn nữa các tiện ích Trung tâm Điều hành đô thị thông minh thành phố Phủ Lý…

Nguồn: BáoHàNam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0226 385 2672